Phân bón giả dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng
Nếu không biết cách phân biệt phân bón thật và giả, mua phải các dòng phân bón giả kém chất lượng thì sẽ mang đến rất nhiều hệ lụy nặng nề. Chẳng hạn như:
- Sử dụng phân bón giả sẽ khiến cho vụ mùa thất thu ảnh hưởng đến tài chính của bà con nông dân.
- Cây cối khi được bón bằng phân bón giả sẽ mất sức, không thể phát triển và sinh trưởng tốt ở vụ mùa tiếp theo nên sản lượng sẽ tiếp tục giảm.
- Một số giống cây bị suy thoái giống, héo tàn và cần phải quy hoạch lại từ đầu.
- Bà con nông dân sẽ tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc hơn để cải thiện đất đai, chăm sóc lại cây giống.
Khi dùng phân bón giả thì người thiệt hại nhiều nhất chính là bà con nông dân. Ngoài ra, môi trường, nguồn nước cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Những cách phân biệt phân bón thật và giả hiệu quả
Để có thể biết được đâu là phân bón thật – giả nhà nông có thể dựa vào các yếu tố dưới đây:
- Đọc và xem kỹ nhãn phân bón đúng với các mẫu đăng ký và đã được Bộ NN&PTNT cấp quyền lưu hành trên thị trường. Mỗi bao phân bón đều có đầy đủ thời hạn sử dụng, thông tin in ấn trên bao bì rõ ràng.
- Cảnh giác với những loại phân bón được các nhà cung cấp bán với giá rẻ hơn so với các nhà phân phối chính thức.
- Các thông tin in trên bao bì phải được xác thực, có nhà sản xuất và số điện thoại phải liên lạc được.
- Chiết xuất một ít phân bón và tìm hiểu về cách phân biệt phân bón thật và giả rồi đối chiếu về chất lượng phân bón dựa trên các thông tin đã được cung cấp.
- Nếu mua phải phân bón giả thì nên tìm đến các cơ quan chức năng, bộ nông nghiệp để làm rõ chất lượng của sản phẩm giúp các nhà nông khác tránh được hiện tượng mua phải phân bón giả.
Nhận biết các loại phân bón giả và kém chất lượng
Ngoài các cách phân biệt phân bón thật và giả dựa trên giao diện bên ngoài của bao bì sản phẩm thì mỗi dòng phân bón sẽ có những đặc trưng về màu sắc, mức độ tan trong nước và hình dạng khác nhau nên sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể:
Cách phân biệt phân bón Đạm
Đối với phân bón đạm, nhà nông có thể phân biệt thật – giả của phân bón qua các dấu hiệu sau:
Màu sắc
Phân đạm thường được sản xuất với màu trắng trong hoặc trắng đục. Nếu xét về màu sắc của phân đạm giả bằng mắt thường nhà nông sẽ khó phân biệt.
Hình dạng
Xét về hình dạng của phân đạm sẽ dễ tìm ra được phân đạm thật và giả hơn.
- Với phân đạm loại hạt trong: Hạt sẽ có hình dạng tròn đều, trong suốt. Nếu là phân đạm giả thì các hạt sẽ không có mức độ tròn hoàn hảo và xuất hiện rất nhiều góc cạnh trên các hạt phân đạm.
- Với phân đạm loại hạt đục: Nếu là phân đạm thật thì hạt sẽ có đường kính từ 2-4mm và có màu trắng đục như sữa. Dòng phân đạm này sẽ an toàn hơn và ít bị làm giả vì chúng là phân đạm nhập khẩu.
Độ tan trong nước
- Đạm thật khi cho vào nước sạch và khuấy đều thì tan nhanh sau một vài lần khuấy và không để lại cặn. Khi đạm thật tan cũng sẽ có màu trắng đục.
- Đạm giả sẽ khó tan hơn và không thể tan hết. Sau khi tan còn để lại cặn dưới cốc nước.
Dấu hiệu nhận biết phân bón supe lân thật và giả
Cách phân biệt phân bón thật và giả của dòng supe lân sẽ được thực hiện như sau:
Đặc điểm phân biệt
Phân biệt thông qua các đặc biển của supe lân:
- Phân supe lân thật được sản xuất dưới dạng bột mịn. Bột có màu xám và xanh, không bị vón cục.
- Đối với phân supe lân giả khi mở bao bì ra nhà nông sẽ thấy chúng bị vón cục. Khi sờ và cảm nhận bằng tay sẽ không thấy được sự mịn màng như với phân lân thật. Màu sắc của phân supe lân giả cũng nhợt nhạt hơn.
Độ tan trong nước
- Supe lân thật khi khuấy đều trong nước sẽ tan nhanh. Phần supe lân chưa tan hết chỉ cần bóp nhẹ là sẽ tan vụn.
- Nếu là phân supe lân giả thì khuấy đều sẽ khó tan hơn. Những phần chưa tan khi bóp nhẹ cũng vẫn cứng và không thể tan ra được.
Cách nhận biết phân bón kali đạt chuẩn
Cách nhận biết phân bón thật và giả dành cho phân bón kali được thực hiện như sau:
Màu sắc
- Phân kali thật sẽ có các màu sắc đậm với các tone màu: đỏ hồng hoặc đỏ hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng đặc trưng.
- Phân kali giả khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy chúng có màu đỏ hồng nhợt nhạt hơn.
Độ tan trong nước
Cho phân kali vào cốc nước sạch với dung lượng khoảng 3-5g: 50-100ml nước.
- Phân kali thật: Khi cho vào cốc nước thì phân kali vẫn chưa tan ra và chưa có màu hồng đỏ. Sau đó một phần kali sẽ chìm xuống dưới đáy ly. Khi tiến hành khuấy đều thì dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt kèm theo các váng đỏ bám quanh thành cốc. Nước của phân kali thật sau khi hòa tan sẽ không vẩn đục.
- Phân kali giả: Sau khi cho vào cốc nước sẽ xuất hiện màu hồng đỏ ngay lập tức. Phân kali sẽ tan rất nhanh trong nước, dung dịch màu hồng đỏ bị vẩn đục và không có váng đỏ bám quanh thành cốc.
Dấu hiệu nhận biết phân bón hỗn hợp NPK thật và giả
Phân hỗn hợp NPK khi phân biệt thật giả sẽ chủ yếu dựa vào màu sắc. Cụ thể:
- Phân bón NPK thật được làm từ nguyên liệu chất lượng nên các hạt màu của thành phần N, P, K sẽ có màu sắc đậm.
- Đối với phân hỗn hợp NPK giả thường được làm từ nguyên liệu rẻ tiền và trộn kèm các loại đất mùn, than bùn, bột sét… nên màu sắc của NPK giả sẽ nhợt nhạt hơn.
Một số điều cần lưu ý để tránh mua phân bón giả
Ngoài cách phân biệt phân bón thật và giả, nhà nông có thể bảo vệ quyền lợi của mình và mua được phân bón hàng chính hãng khi lưu ý các vấn đề sau:
- Nhà nông nên đến trực tiếp các đại lý và cửa hàng lớn hoặc các công ty phân phối phân bón ủy quyền để mua phân bón với giá tốt và đảm bảo 100% hàng chính hãng.
- Các chương trình khuyến mãi với giá rẻ ở những nơi cung cấp thiếu uy tín bà con không nên tin tưởng. Những phân bón bán với giá thấp kiểu này thường là mặt hàng kém chất lượng.
- Quan sát bằng mắt thường nếu phân vón cục, đóng rắn, chảy nước hoặc có các hiện tượng như cứng ngắc và màu sắc nhợt nhạt thì phân bón đã hết hạn sử dụng hoặc là phân bón giả, không nên dùng.