Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ còn được biết đến với tên gọi khác là phân Organic hay Compost, là loại phân bón được tạo thành từ các nguyên liệu tự nhiên như xác bã thực vật, phân chuồng, rác thải hữu cơ… trải qua quá trình phân hủy sinh học sau quy trình sản xuất phân bón hữu cơ công nghệ cao. Ngày nay, phân bón hữu cơ ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho nền nông nghiệp. Qua đó góp phần tạo dựng một nền nông nghiệp xanh, bền vững và an toàn cho con người.
Công dụng phân hữu cơ
Phân hữu cơ có rất nhiều công dụng hữu ích với cây trồng nhất là sau khi trải qua quy trình sản xuất phân bón hữu cơ đúng chuẩn. Trong đó có một số công dụng tiêu biểu có thể kể đến như sau:
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng: Phân bón hữu cơ cung cấp đa dạng các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng như N, P, K, Ca, Mg, S… giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất.
- Cải thiện độ phì nhiêu của đất: Giúp tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, giúp đất tơi xốp, thông thoáng.
- Kích thích hoạt động của vi sinh vật có ích trong đất: Giúp cung cấp môi trường sống lý tưởng cho các vi sinh vật có lợi trong đất, giúp chúng phát triển mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Giảm thiểu tác hại của các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại: Nhờ công dụng cung cấp dinh dưỡng nên đồng thời phân hữu cơ cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cây trồng, hạn chế sự phát triển của các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại.
- Bảo vệ môi trường và sức khỏe: Thành phẩm phân Organic được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Đặc điểm phân bón hữu cơ
Phân hữu cơ được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều loại hoạt chất khác nhau mang đến sự phát triển bền vững và cân đối cho cây trồng. Khác với phân hóa học truyền thống, phân hữu cơ sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Phân bón hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên như nitơ, phospho, kali và các nguyên tố vi lượng thông qua quá trình phân giải chất hữu cơ.
- Có tốc độ phân giải chậm và cung cấp chất dinh dưỡng theo cách tự nhiên.
- Không gây ô nhiễm môi trường do không chứa các chất hóa học độc hại.
- Cải thiện cấu trúc đất bằng cách tăng khả năng giữ nước và cung cấp chất hữu cơ.
- Phân bón hữu cơ có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài và giúp cải thiện sự sinh trưởng và sức khỏe của cây một cách bền vững.
Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ tối ưu nhất hiện nay ở Việt Nam
Để sản xuất được phân bón hữu cơ chất lượng cao, các nhà sản xuất phải tuân thủ quy trình sản xuất đạt chuẩn, đúng quy cách. Sau đây là chi tiết quá trình tạo ra phân bón hữu cơ tối ưu mà bạn có thể tham khảo để nắm bắt.
Quy trình sản xuất, chế biến và vận hành của dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ
Đầu tiên là quy trình sản xuất, chế biến, vận hành dây chuyển sản xuất. Ở công đoạn này, nhà sản xuất cần thực hiện các bước quan trọng như sau:
Nghiền và trộn nguyên liệu
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ là chuẩn bị nguyên liệu như phân động vật, phân cây trồng, bã cỏ, rơm, bã cà phê, bã mía và các chất hữu cơ khác được thu thập và xử lý. Nguyên liệu này được nghiền nhỏ, sau đó trộn đều với nhau để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất có hàm lượng dinh dưỡng đa dạng.
Vo viên hoặc ép viên phân
Sau khi hỗn hợp nguyên liệu được nghiền và trộn, nó được đưa vào quy trình vo viên hoặc ép viên. Trong quá trình sản xuất phân bón hữu cơ, quá trình này nhằm tạo ra các viên phân có kích thước và hình dạng đồng nhất, dễ dàng sử dụng và vận chuyển. Vo viên có thể được thực hiện bằng cách sử dụng máy ép hoặc máy vo viên chuyên dụng, trong đó áp lực và lực ép được áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào từng hình dáng viên phân cụ thể.
Sấy và sàng phân loại
Sau khi trải qua công đoạn vo viên hoặc ép viên, phân được đưa vào hệ thống sấy khô để loại bỏ độ ẩm. Quá trình sấy giúp kéo dài thời gian bảo quản của phân bón và giảm khả năng phân hủy hữu cơ. Sau đó, phân được sàng lọc để lấy đi phần cặn và hạt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sau cùng được đồng nhất.
Đóng gói và thành phẩm
Cuối cùng, phân bón hữu cơ được đóng gói trong các bao bì phù hợp. Bao bì có thể là túi nhựa, bao jumbo,… tùy thuộc vào quy cách đóng gói. Công đoạn này được thực hiện chặt chẽ dưới sự giám sát nghiêm ngặt để bảo vệ phân bón khỏi sự tác động của độ ẩm, ánh sáng và không khí bên ngoài. Sau khi đóng gói, phân bón hữu cơ sẵn sàng để vận chuyển và sử dụng rộng rãi trong các hoạt động trồng trọt.
Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đang dần trở nên phổ biến. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh chi tiết, dưới đây là những thông tin hữu ích “bọc bạch” về quá trình làm ra phân hữu cơ vi sinh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nông.
Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh theo đúng kĩ thuật
Quy trình tạo ra thành phẩm phân bón hữu cơ vi sinh đúng kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều công đoạn bao gồm các bước như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Thu thập các nguyên liệu hữu cơ như phân động vật, phân cây trồng, rơm, bã cỏ, bã thực phẩm và các chất hữu cơ khác. Nguyên liệu nên được chọn lọc và loại bỏ các tạp chất không mong muốn như kim loại nặng hoặc chất gây ô nhiễm.
- Xay nhuyễn nguyên liệu: Sử dụng máy xay hoặc cắt nhỏ nguyên liệu hữu cơ để tạo ra hỗn hợp nhuyễn.
- Chế biến hỗn hợp: Hỗn hợp nhuyễn được chế biến trong máy phân hủy vi sinh. Quá trình này tạo ra một môi trường ẩm ướt và có oxy hóa cho vi khuẩn phân hủy hữu cơ phát triển. Vi khuẩn có thể được cung cấp từ vi sinh vật ban đầu hoặc từ phân bón vi sinh chứa vi khuẩn hữu ích.
- Ủ hỗn hợp: Hỗn hợp chế biến được ủ trong một khoảng thời gian nhất định, thường từ vài tuần đến vài tháng. Quá trình ủ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy phân giải chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng.
- Quản lý ẩm và nhiệt độ: Trong quá trình ủ, cần duy trì độ ẩm và nhiệt độ phù hợp để tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi khuẩn phân hủy. Việc quản lý độ ẩm và nhiệt độ có thể được thực hiện thông qua việc thêm nước hoặc nguồn nhiệt bên ngoài.
- Quá trình chuyển hóa: Trong quá trình ủ, vi khuẩn phân hủy sẽ tiến hành quá trình chuyển hóa chất hữu cơ thành các dạng dinh dưỡng có thể hấp thụ được bởi cây trồng, bao gồm nitơ, photpho, kali và các chất vi lượng.
- Chế biến cuối cùng: Sau khi quá trình ủ hoàn thành, phân hữu cơ vi sinh có thể được sấy khô, sàng lọc để loại bỏ cặn bã và tạo chất không mong muốn. Sau cùng, sản phẩm được đóng gói trong bao bì phù hợp.
Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại nhà ủ bằng bạt hoặc bao
Phân hữu cơ vi sinh ủ tại nhà bằng bạt hoặc bao là một phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường. Để thực hiện ủ phân, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như rác thải hữu cơ (rau củ quả thừa, vỏ trái cây,…), phân chuồng hoai mục, chế phẩm vi sinh và nước.
Trước tiên, rác thải hữu cơ cần được rửa sạch và cắt nhỏ, phân chuồng được sàng lọc để loại bỏ rác thải và chế phẩm vi sinh được pha loãng theo hướng dẫn sử dụng. Tiếp theo, trộn đều các nguyên liệu theo tỷ lệ 2:1:0.1. Bạn có thể thêm một ít rơm rạ hoặc tro trấu để tăng độ tơi xốp cho hỗn hợp. Sau đó, cho hỗn hợp vào bạt hoặc bao ủ phân, đậy kín để giữ ẩm và hạn chế mùi hôi. Đồng thời tạo các lỗ nhỏ trên bạt hoặc bao để thoát khí.
Quá trình ủ phân diễn ra trong khoảng 15 – 20 ngày. Trong thời gian này, bạn cần đảo trộn phân 2 – 3 lần mỗi tuần để phân hoại mục nhanh hơn và duy trì độ ẩm cho phân bằng cách tưới nước khi cần. Thành phẩm sau khi ủ sẽ có màu nâu đen, tơi xốp và không có mùi hôi. Phân hữu cơ vi sinh có thể được sử dụng để bón cho cây trồng.