Phân hữu cơ là gì? Công dụng của phân hữu cơ?
Phân bón hữu cơ, còn được gọi là phân bón Organic, có thành phần là phân động vật, phân người, than bùn, lá cây và các thành phần khác từ tự nhiên. Phân hữu cơ duy vừa trì được màu đất và vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thuận lợi phát triển.
Phân bón hữu cơ đã được nông dân sử dụng từ rất sớm trước khi công nghệ tạo ra phân vô cơ. Phân hữu cơ không chỉ có lợi cho cây trồng mà còn đảm bảo sự bền vững của nông nghiệp. Vì việc tự sản xuất rất dễ làm, nhiều bà con nông dân đã chọn tự sản xuất các loại sản phẩm hữu cơ phù hợp với đất đai và nhu cầu của họ.
Sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất phân bón hữu cơ đã dẫn đến sự phát triển của nhiều chủng loại sản phẩm phân bón hữu cơ với nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như phân bón khoáng, phân bón sinh học và phân bón vi sinh. Các sản phẩm này đều được xử lý để cung cấp cho đất và cây những chất dinh dưỡng hữu ích. Điều quan trọng là phải hạn chế các chất không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chủng loại phân bón được sản xuất bởi các công thức và hình thức khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là bà con nông dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, không phải loại phân bón nào cũng đáp ứng tất cả các chức năng tổng hợp được đề cập trên. Một số loại chỉ cố định và làm đậm các chất như lân, kali hoặc đạm. Một số loại không cần phải bón cho đất trước khi gieo cây; thay vào đó, chúng nên được bón khi cây đã phát triển một thời gian.
Ưu, nhược điểm của phân hữu cơ
Ưu điểm của phân bón hữu cơ
Đối với loại phân hữu cơ truyền thống
Bên cạnh những hạn chế nhất định, mỗi loại phân bón hữu cơ sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Do đó, sản phẩm hữu cơ sẽ mang lại lợi ích phù hợp tương ứng với nhu cầu của mỗi nhà nông. Sau đây là một số lợi ích phổ biến thường được thấy khi sử dụng phân hữu cơ.
Lợi ích đầu tiên chính là cung cấp cho cây những dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, nó cũng cải thiện độ bền vững của đất và làm cho cây trồng tốt hơn, tăng năng suất. Phân hữu cơ rất thân thiện với môi trường vì chúng được tạo ra bởi các yếu tố tự nhiên. Đảm bảo cây trồng an toàn và thành phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn về độ sạch.
Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ cải tiến công nghệ cao
Lợi ích của một số loại phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ sản xuất công nghệ cao đã được cải thiện đáng kể. Sản lượng và độ phát triển của cây trồng sẽ tăng nhanh hơn so với loại phân hữu cơ thông thường. Ngoài ra, nó hỗ trợ cây trồng chống lại sâu bọ và dịch bệnh, tăng khả năng chống lại thời tiết khắc nghiệt.
Sử dụng các loại phân bón công nghệ sinh học cao hiện nay giúp nhà nông giảm thiểu thêm các chi phí khác. Một số công nghệ hiện đại được ứng dụng hỗ trợ để giảm đi quá trình tưới tiêu. Loại phân này cũng dễ sử dụng trong quá trình rải phân, tưới tiêu, sạ giống một lần bằng máy bay nông nghiệp.
Có thể nói phân bón sinh học, công nghệ cao hiện nay đang là xu hướng. Trong tương lai nền nông nghiệp Việt Nam sẽ chuyển mình sang sử dụng những loại phân này. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà phân bón hữu cơ mang lại cho nông nghiệp thì nó vẫn có một số hạn chế nhất định.
Nhược điểm của phân hữu cơ
Phần lớn các nhược điểm liên quan đến phân bón hữu cơ thuộc về các loại truyền thống chưa được cải tiến. Tuy nhiên, những loại phân này sẽ cần thiết cho một số điều kiện và trường hợp. Thực tế, phân hữu cơ truyền thống có thể được sử dụng như một hình thức hỗ trợ cho việc làm nông. Dù thế, nhưng tại một số cơ sở không sử dụng loại truyền thống chính cho việc làm nông mà sẽ dùng nó vào mục đích khác. Sau đây là các nhược điểm thường thấy ở phân bón hữu cơ:
Các loại phân hữu cơ thường nhả chất dinh dưỡng tương đối chậm. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và phát triển của cây trồng. Một số loại phân nếu không sản xuất kỹ có thể tạo ra các chất độc làm hại đến đất và cây trồng.
Với các loại phân bón công nghệ cao thường có giá thành khá cao. Ngoài ra, khi dùng phân này để bón cho cây trồng thì đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức để sử dụng đúng cách. Đối với các loại phân vi sinh nếu bón lâu ngày trong đất dễ gây tổn hại cho đất.
Như vậy để sử dụng phân bón hữu cơ một cách hiệu quả thì nhà nông nên cân nhắc các đặc tính của từng loại phân. Việc tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia là điều cần thiết. Khi sử dụng bất kỳ loại phân bón nào cũng đều phải dựa vào đặc điểm tự nhiên, đất đai và cây trồng.
Có mấy loại phân hữu cơ?
Phân hữu cơ truyền thống
Các loại phân bón hữu cơ truyền thống được cấu thành rất đơn giản nên khá dễ dàng trong việc sử dụng. Một số loại phân bón hữu cơ truyền thống được bà con nông dân dùng nhiều trong trồng trọt có thể kể đến như là phân chuồng, phân gà hữu cơ, phân rác, phân xanh, than bùn…
Loại phân này đã trải qua quá trình xử lý, ủ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng là phân bón hữu cơ có thành phần hoàn toàn tự nhiên. Chính vì thế mà giá trị dinh dưỡng đạm, lân và kali tương đối cao. Tuy nhiên, loại phân này vẫn có một số hạn chế như đã trình bày ở trên. Một số sản phẩm không được chế biến kỹ có thể mang lại hiệu quả thấp, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
Phân bón hữu cơ vi sinh vật – hữu cơ khoáng
Nếu bạn đang thắc mắc không biết phân hữu cơ khoáng là gì thì đây chính là loại phân mang nhiều thành phần tự nhiên như các loại phân truyền thống. Tuy nhiên, điều khác biệt là phân vi sinh được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác dành cho cây và đất. Các loại phân hữu cơ vi sinh cung cấp các vi sinh vật có lợi mang nhiều chức năng khác nhau, có loại dùng để cố định đạm, có loại phân giải xen-lu-lô-giơ… Do đó, hãy tìm hiểu và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Các loại phân hữu cơ khoáng được bổ sung thêm các chất vô cơ, giúp cải tạo đất và tăng trưởng cây trồng.
Phân hữu cơ nhập khẩu
Trên thị trường phân bón hữu cơ hiện nay có rất nhiều loại phân được nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ. Phổ biến nhất là loại phân bón từ Canada và Hà Lan. Phân bón Hà Lan là một thương hiệu quen thuộc với nhiều nhà nông bởi các sản phẩm phân bón nhập khẩu tại đây có sự cải tiến vượt bậc, cho hiệu quả rõ rệt. Nhiều chức năng bao gồm trong loại phân bón này như là cải tạo đất, diệt trừ sâu bệnh và giúp cây hấp thu dưỡng chất tối đa. Bên cạnh đó, còn phù hợp với đa dạng loại đất và cây trồng
Sản phẩm này thường được sử dụng để bón lót cho cây và có nhiều hoạt chất hữu cơ. Giá phân hữu cơ nhập khẩu cũng tương đối rẻ trên thị trường, phù hợp với tài chính của nhiều nhà nông có quy mô nhỏ và vừa.
Như vậy nhà nông có thể sử dụng những sản phẩm có sẵn trên thị trường này hoặc có thể tự chế biến tại nhà. Điều kiện là nhà nông phải có kiến thức về việc chế biến phân bón, hiểu rõ về đặc tính của đất và cây trồng. Sau đây là một số hướng dẫn cách làm phân hữu cơ cho nhà nông tham khảo.
Cách làm phân bón hữu cơ tại nhà (dành cho nông dân)
Các nguồn phân bón hữu cơ
Sau đây là một số nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất phân bón hữu cơ tại nhà thay thế cho các loại phân bón đã chế biến sẵn. Với điều kiện bạn biết cách ủ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Đầu tiên là đến từ chất thải của gia súc hoặc con người. Đây là nguyên liệu thường dùng tạo ra phân chuồng, có thể thấy một số nhà nông có nuôi trâu bò sẽ sử dụng chất thải từ chúng để làm phân bón.
- Rác hữu cơ từ các loại cây trái và rau quả hoặc thức ăn thừa của con người. Cách làm phân bón từ thức ăn thừa của con người là cách được sử dụng nhiều nhất do nguồn nguyên liệu có sẵn hằng ngày. Bên cạnh đó, lá cây và rễ cũng được dùng để ủ thành phân xanh.
- Đối với than bùn thường được xử lý khá phức tạp để bón cho cây. Tuy tốn nhiều giai đoạn và chi phí nhưng cải tạo đất tốt. Vì thế trong một số điều kiện nên sử dụng loại này để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Lưu ý: Không được bón trực tiếp than bùn vào cây.